Khi dọn dẹp nhà cửa hay bám víu vào đồ vật xung quanh, bạn dễ bị dằm đâm vào tay do mảnh vụn hoặc gai nhọn. Nếu để lâu không lấy dằm ra, vị trí bị dằm đâm có thể nhiễm trùng hay phát triển những khối áp xe ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. Bài viết sau của LUXVIE sẽ hướng dẫn bạn những mẹo lấy dằm đơn giản và không gây đau nhức.
Không lấy dằm ra khỏi tay có tác hại gì?
Da là một cấu trúc đồng nhất có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và các tác nhân xấu ngoài môi trường. Khi 1 mảnh dằm đâm vào da sẽ phá vỡ kết cấu đồng nhất đó và da không bảo vệ cơ thể 1 cách tốt nhất. Da không thể tự đẩy chiếc dằm ra ngoài nên cũng không tự phục hồi vết thương được.
Mảnh dằm có chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc. Nếu không lấy dằm ra khỏi vị trí bị đâm thì vi khuẩn sẽ phát tán vào trong cơ thể con người và gây nên một số bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Ở vị trí dằm đâm nhưng không được lấy ra, tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại các tác nhân bên ngoài và tạo 1 lớp rào cản quanh vết thương. Khi đó, vết dằm đâm bị sưng tấy, đỏ ửng và gây đau nhức.
Nhiều người đã bị mắc bệnh uốn ván chỉ bởi 1 chiếc dằm đâm tay nhỏ không được lấy ra. Khuẩn uốn ván có nhiều trong các mảnh kim loại han gỉ và cũng có trong các mảnh dằm.
=> Xem thêm các sản phẩm ghế tay vịn tại LUXVIE
Mẹo lấy dằm nhanh chóng và không đau nhức
Sau khi đã biết tác hại nghiêm trọng khi để dằm lâu trong da, bạn nên tìm hiểu các mẹo lấy dằm khỏi tay để tránh gặp biến chứng nguy hiểm. Sau đây, LUXVIE sẽ giới thiệu tới bạn 7 mẹo lấy dằm cực dễ và không hề gây đau nhức, khó chịu.
Lấy dằm ra bằng nhíp
Nếu chiếc dằm mới đâm vào tay và chưa lún sâu xuống, 1 đầu dằm vẫn nhô ra ngoài thì bạn có thể dùng nhíp để gắp nó ra. Nếu không có nhíp thì bạn sử dụng 1 đồ vật có tác dụng tương tự.
Khi dùng nhíp gắp dằm ra ngoài, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng và không xiết quá chặt miệng nhíp. Vì nếu vậy thì chiếc dằm dễ bị gãy và việc lấy dằm càng trở nên khó khăn hơn.
Mẹo lấy dằm bằng giấm
Giấm là thực phẩm dùng nhiều trong nấu nướng và có mặt trong căn bếp của mỗi gia đình Việt. Nếu bạn bị dằm đâm vào tay và chiếc dằm đâm quá sâu, hãy sử dụng giấm để dằm trồi lên. Nồng độ axit trong giấm phản ứng với dung môi trong cơ thể và đẩy dằm trồi hẳn ra bên ngoài.
Bạn chuẩn bị 1 thau nước ấm và 1 thau giấm pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, bạn ngâm tay vào nước ấm 5 phút để da mềm mại rồi ngâm tiếp vào thau giấm thêm 10 phút nữa. Lúc này, bạn sẽ thấy dằm trồi ra bên ngoài da và bạn dùng nhíp gắp bỏ.
Lấy dằm khỏi tay bằng vỏ chuối
Vỏ chuối là mẹo lấy dằm đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn. Trong vỏ chuối có nhiều enzyme tự nhiên có tác dụng đẩy dằm trồi lên trên da để gắp ra ngoài dễ dàng.
Để lấy dằm khỏi da bằng vỏ chuối, bạn cắt miếng vỏ chuối đã chín rồi chà sát nhẹ quanh vùng bị dằm tới khi vỏ chuối sẫm lại. Tiếp theo, bạn buộc 1 miếng vỏ chuối khác vào vị trí dằm đâm và đi ngủ. Sáng hôm sau tỉnh dậy bạn sẽ thấy dằm trồi lên trên do enzyme đã tác động tới khu vực bị dằm đâm.
=> Xem thêm các sản phẩm bàn công thái học tại LUXVIE
Mẹo lấy dằm bằng khoai tây
Cách lấy dằm bằng khoai tây được nhiều người áp dụng bởi không gây đau nhức và mang lại hiệu quả cao. Mẹo lấy dằm này phù hợp với cả dằm đã để lâu trong da và dằm đâm sâu vào da. Bạn cắt 1 miếng khoai tây rồi đắp lên vị trí bị dằm. Sau đó bạn dùng gạc cố định lại và để qua đêm. Ngày hôm sau bạn sẽ thấy dằm trồi lên da và bạn chỉ cần dùng nhíp gắp ra.
Sử dụng bình thuỷ tinh hút dằm khỏi tay
Mẹo hút dằm bằng bình thuỷ tinh đã được áp dụng qua nhiều thế hệ và luôn mang lại hiệu quả tốt. Cách lấy dằm này đơn giản, an toàn và không hề gây đau nhức ở vị trí bị dằm đâm.
Bạn dùng 1 bình thuỷ tinh có miệng nhỏ sau đó đổ 1 lượng nước nóng vào bình. Lưu ý không sử dụng nước sôi đổ vào bình vì dễ khiến bình thuỷ tinh bị bể. Sau đó, bạn nhấn mạnh chỗ bị dằm đâm vào miệng bình và lưu ý không để cho miệng bình bị hở. Lúc này, hơi nước và áp lực không khí sẽ đẩy chiếc dằm trồi lên để dễ gắp ra ngoài hơn.
Lấy dằm bằng băng dính
Nếu bị dằm nhỏ đâm vào tay và đầu dằm vẫn trồi ra ngoài nhưng lại không có nhíp, bạn có thể dùng băng dính để kéo dằm ra bên ngoài. Bạn chỉ cần dính keo vào chiếc dằm và miết chặt sau đó gỡ băng dính. Dằm sẽ theo băng dính mà bị kéo ra bên ngoài.
Mẹo lấy dằm bằng baking soda
Baking soda sẽ làm vùng da bị tổn thương sưng lên nhờ đó tự đẩy dằm ra bên ngoài. Baking soda cũng không ảnh hưởng xấu tới vùng da bị dằm đâm nên là mẹo lấy dằm an toàn, hiệu quả. Bạn pha 1 thìa baking soda vào nước rồi khuấy đều. Ngâm vị trí bị dằm vào thau nước baking soda 2 lần/ngày và dằm sẽ tự động trồi ra ngoài.
Một số lưu ý để lấy dằm khỏi tay an toàn
Những mẹo lấy dằm được trình bày ở trên tuy hiệu quả nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nếu như bạn lấy dằm sai cách. Để lấy dằm an toàn và không khiến vùng da bị sưng đỏ, nhiễm trùng bạn nên lưu ý một số điều sau:
Vệ sinh vùng da bị dằm đâm trước khi lấy ra
Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dằm đâm trước khi gắp dằm ra ngoài. Bởi nếu vùng da không sạch sẽ có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng. Bạn sử dụng xà phòng chất lượng và dịu nhẹ để làm sạch vùng da 1 cách tốt nhất.
Không nhấn vào xung quanh khu vực dằm đâm
Nhấn hoặc tác động mạnh vào vùng da bị dằm sẽ vô tình khiến cho mảnh dằm ngày càng đâm sâu hơn. Đồng thời, nhấn vào vị trí này còn khiến cho bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu và dễ bị sưng tấy vết thương. Nếu muốn dễ lấy dằm ra ngoài và vết thương nhanh lành hơn, bạn tuyệt đối không nên làm hành động này.
Khử trùng dụng cụ gắp dằm
Dụng cụ gắp dằm nếu chứa vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương trong quá trình lấy dằm. Vi khuẩn phát triển trong vết thương và gây nhiễm trùng, sưng tấy và đau nhức. Nguy hiểm hơn, vết thương không được xử lý kịp thời và nhiễm trùng nặng khiến người bệnh bị sốt và ảnh hưởng tới sức khoẻ. Do đó, bạn nên khử trùng dụng cụ gắp dằm bằng xà phòng và lau thật khô trước khi sử dụng.
Khi nào bị dằm đâm nên đến gặp bác sĩ?
Dằm đâm vào tay không phải là vấn đề quá nguy hiểm và cũng không gây đau nhiều. Vì thế, nhiều người chủ quan không lấy dằm ra khiến vết thương mung mủ, sưng tấy. Rất nhiều trường hợp đã phải đến bệnh viện vì biến chứng gây ra bởi 1 chiếc dằm nhỏ vô tình đâm vào tay. Vậy, khi nào nên tới bệnh viện khi bị dằm đâm?
Bạn nên đến ngay bệnh viện nếu như đã thử hết những mẹo lấy dằm trên nhưng vẫn không thể lấy được mảnh dằm ra khỏi da. Nếu vết thương bị dằm đâm có dấu hiệu nhiễm trùng thì hãy đến ngay bệnh viện để xử lý kịp thời.
Kết luận
Dằm đâm là vấn đề thường xảy ra trong cuộc sống và có thể tự xử lý ngay tại nhà. Hy vọng những mẹo lấy dằm trên sẽ giúp ích cho bạn đọc nếu chẳng may bị dằm đâm vào cơ thể. Theo dõi LUXVIE để xem thêm nhiều bài viết hay, hữu ích trong cuộc sống nhé!