Bông mắc trong tai là tình trạng thường gặp với lứa tuổi trẻ nhỏ. Trẻ chưa nhận thức được những hành động có thể gây ra nguy hiểm nên nhét bông hoặc đồ chơi trong tai vì tò mò. Từ đó gây nên những hệ quả nghiêm trọng với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy, làm thế nào để lấy bông ra khỏi tai? Cùng LUXVIE xem ngay mẹo lấy bông mắc trong tai an toàn ngay tại nhà nhé!

Cách nhận biết bông mắc trong tai trẻ

Đôi khi, bạn sẽ thấy con em của mình đột nhiên khóc ré lên và tỏ ra rất khó chịu. Tình huống này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và bông mắc trong tai trẻ cũng là 1 lý do. Người lớn vô tình mắc bông vào tai sẽ biết ngay và lấy ra kịp thời.  Tuy nhiên, trẻ em chưa biết nói thì cha mẹ phải nhận biết bông mắc trong tai trẻ qua một số dấu hiệu sau.

  • Trẻ khóc quấy nhiều và dỗ không nín, tinh thần kích động.
  • Trẻ không chịu ăn uống, thường lấy tay cào hay sờ lên tai.
  • Trẻ có dấu hiệu nghe kém ở bên tai bị mắc bông do bông làm giảm thính lực.
  • Trẻ bị mệt mỏi và có thể nôn trớ do bông mắc trong tai gây khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân khiến bông mắc vào tai. Người lớn hay trẻ em dùng bông lấy ráy tai đều có thể dính bông lại trong tai do sử dụng loại bông kém chất lượng. Trường hợp trẻ em tự ý nghịch bông rất nguy hiểm vì có thể nhét bông sâu vào tai, gần màng nhĩ và ảnh hưởng nhiều tới thính lực. 

=> Xem thêm các mẫu ghế ăn bọc da tại LUXVIE

Mẹo lấy bông mắc trong tai đơn giản ngay tại nhà

Để lấy bông mắc trong tai, bạn có thể đến bệnh viện hoặc tự gắp ra ngay tại nhà. Lựa chọn phương pháp xử lý bông mắc trong tai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu là người lớn hoặc trẻ em nhưng chịu hợp tác và bông không mắc quá sâu thì bạn có thể áp dụng mẹo lấy bông mắc trong tai đơn giản. 

Mẹo lấy bông mắc trong tai được thực hiện như sau:

Bước 1: Dùng đèn pin soi vào trong tai để xác định vị trí bông bị mắc kẹt.

Bước 2: Dùng nhíp và cẩn thận gắp bông mắc kẹt ra ngoài.

Lưu ý: Người bị mắc kẹt bông trong tai nên ngồi im để không xảy ra sai sót khi lấy bông gây xước tai, ảnh hưởng màng nhĩ. Người lấy bông phải hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng để không đâm nhíp trúng tai gây chảy máu hoặc thủng màng nhĩ. 

Khi nào nên đến bệnh viện lấy bông mắc trong tai?

Mẹo lấy bông mắc trong tai có thể thực hiện ngay tại nhà. Bởi bông mềm và không gây xây xát tai nên cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp bạn vẫn nên tới bệnh viện khi bị mắc kẹt bông gòn trong tai. Cụ thể như sau.

  • Trẻ em bị mắc bông vào tai và quấy khóc không chịu hợp tác để lấy bông ra ngoài. Nếu như trẻ không chịu ngồi im, giãy dụa bạn không nên tự ý lấy bông vì sẽ vô tình làm ảnh hưởng tới màng nhĩ của trẻ. Trường hợp này nên đưa trẻ đến bác sĩ để được gây mê và lấy bông dễ dàng hơn.
  • Bông nhét quá sâu trong tai và không tự gắp ra được. Khi tới bệnh viện, bác sĩ sẽ rửa tai cho bạn sau đó sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để gắp bông ra ngoài.

Mẹo lấy một số dị vật khác mắc trong tai đơn giản

Bên cạnh trường hợp mắc bông vào tai, bạn cũng sẽ vô tình bị mắc 1 số dị vật khác trong tai như: côn trùng, đồ chơi, đồ vật nhỏ,... Côn trùng thường tự bò vào tai và mắc kẹt trong đó do không biết lối ra. Đồ chơi, cát sỏi thường mắc vào tai trẻ nhỏ do trẻ nghịch ngợm và tự ý nhét vào tai. Để xử lý những trường hợp này, bạn áp dụng một số mẹo sau đây.

Mẹo lấy côn trùng mắc trong tai

Bạn soi đèn vào tai để xem côn trùng là con gì và đã chết hay chưa. Nếu côn trùng còn sống và có kích thước lớn, bạn có thể áp dụng mẹo vặt để côn trùng tự bò ra ngoài. Bạn đi vào phòng tối, tắt hết điện sau đó dùng đèn pin rọi vào bên tai mắc dị vật. Đặc tính của côn trùng là sẽ đi theo hướng ánh sáng. Do đó, côn trùng sẽ theo ánh sáng của đèn pin và chui ra ngoài.

=> Xem thêm 20 mẫu bàn ghế Vintage tại LUXVIE

Trong trường hợp côn trùng nhỏ còn sống nhưng không đi theo ánh sáng đèn pin ra ngoài, bạn không nên tự ý dùng nhíp gắp ra vì sẽ khiến côn trùng hoảng loạn và đi sâu hơn vào tai. Lúc này, bạn lấy nước ấm nhỏ vào tai sau đó đợi côn trùng chết ngạt. Sau đó nghiêng đầu ra ngoài để côn trùng theo dòng nước và trôi ra.

Mẹo lấy đồ chơi, cát sỏi trong tai trẻ

Nhiều cha mẹ thường để con tự chơi đồ chơi khi bận rộn làm việc nhà, nấu nướng. Nếu sơ ý và trong đồ chơi có lẫn những đồ vật nhỏ hay cát sỏi thì trẻ rất hay bỏ vào mũi, tai gây nguy hiểm. Nếu phát hiện trẻ có dị vật nhỏ trong tai, cha mẹ nên dỗ dành để ổn định tâm lý của bé trước. Cố gắng dỗ cho bé ngủ sau đó mới tìm cách lấy dị vật ra ngoài.

Sau khi bé đã ngủ, cha mẹ đặt bé nằm nghiêng đầu về phía tai có dị vật. Sau đó sử dụng ống nhựa đặt sát lỗ tai và hút dị vật ra ngoài. Cha mẹ cũng có thể dùng nhíp gắp dị vật ra tuy nhiên nên cẩn thận và nhẹ nhàng để không đánh thức trẻ nhỏ.

Lưu ý khi lấy bông mắc trong tai để không gây nguy hiểm

Bông mắc trong tai không phải là vấn đề nguy hiểm và có thể xử lý ngay tại nhà. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹo lấy bông mắc trong tai cũng mang lại hiệu quả tốt. Một số người sơ ý sẽ khiến bông ngày càng chui sâu hơn vào tai hoặc vô tình đâm nhíp vào tai gây đau đớn, chảy máu. Để lấy bông an toàn hơn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau.

  • Nên soi đèn vào tai trước để xác định dị vật trong tai là bông, côn trùng hay những đồ vật khác. Từ đó mới thực hiện mẹo lấy dị vật trong tai phù hợp.
  • Không tự ý dùng bông ngoáy tai kéo bông ra ngoài vì có thể khiến bông ngày càng bị đẩy sâu vào trong. Thay vào đó, bạn nên dùng nhíp để gắp bông ra bên ngoài.

Lưu ý để không bị mắc bông, dị vật và côn trùng vào tai

Bông mắc vào tai do nhiều yếu tố và thường gặp với lứa tuổi trẻ nhỏ. Để tránh mắc bông vào tai, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên mua bông ngoáy tai chất lượng tốt để tránh mắc bông trong tai mà không hề hay biết.
  • Không cho trẻ chơi bông gòn hoặc các đồ vật khác có thể nhét vào tai, mũi.
  • Khi bận rộn vẫn phải để ý đến tình trạng của trẻ. Không nên để các bé tự chơi trong khoảng thời gian dài. 
  • Không nên ngủ dưới đất để tránh côn trùng bò vào tai. Khi ngủ có thể mắc màn và nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ để loại bỏ côn trùng.
  • Khi đi bơi hãy sử dụng nút bịt tai, vì bạn sẽ không biết trong nước hồ bơi có lẫn những gì. 

Kết luận

Trên đây là mẹo lấy bông mắc trong tai đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà cũng như một số lưu ý để tránh mắc dị vật trong tai. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc bảo vệ sức khoẻ tốt hơn. Đừng quên theo dõi LUXVIE để xem thêm nhiều mẹo vặt sức khoẻ, mẹo vặt cuộc sống hay nhé!

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 01.S05 Tòa S1.07 Vinhomes Grand Park, Số 512 Nguyễn Xiển, P. Long Thạnh Mỹ, Thủ Đức, TPHCM
  • Điện thoại: 0902216661
  • Hotline: 0964527077 - 0886784838
  • Website: https://luxvie.vn
  • Email: luxviefurniture@gmail.com