Nấc cụt là hiện tượng có thể xảy ra với bất kì người nào từ trẻ sơ sinh cho tới người lớn tuổi. Nấc cụt không chỉ gây phiền toái cho mọi người mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh vì âm thanh phát ra. Vậy, mẹo chữa nấc cụt tại nhà như thế nào và có mang lại hiệu quả tốt? Cùng LUXVIE xem ngay qua bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân nấc cụt là do đâu?
Nấc cụt là tình trạng thường xuyên xảy ra do cơ hoành bị co thắt đột ngột. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt. Cụ thể như sau:
1.1 Thói quen ăn quá no và quá nhanh
Khi nạp vào dạ dày quá nhiều thức ăn trong thời gian ngắn, dạ dày phình to ra kích thích cơ hoành phải hoạt động nhiều hơn. Khi đó, cơ hoành dễ bị co thắt dẫn đến những cơn nấc cụt sau ăn. Thông thường, cơn nấc cụt do ăn no diễn ra khá ngắn và không quay trở lại sau khi dạ dày đã tiêu hoá hết thức ăn.
1.2 Thiếu hoặc dư thừa chất điện giải
Tình trạng này xảy ra khi nồng độ Natri và Kali trong máu xuống thấp hoặc dư thừa. Đây là 2 dưỡng chất quan trọng của cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh. Vì thế, mất cân bằng điện giải tăng tần suất nấc cụt của con người. Thiếu Natri và Kali rất nguy hiểm nên nếu như nấc cụt kéo dài quá 48 giờ bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ.
1.3 Sử dụng nước uống có ga
Sử dụng nhiều nước uống có ga tạo ra khí trong dạ dày và kích thích cơ hoành. Khi đó, cơ hoành co thắt để tạo cơn nấc và đẩy lượng khí này ra ngoài.
1.4 Kích động hoặc căng thẳng
Khi căng thẳng hay bị kích động, con người sẽ thở gấp và nhanh hơn khiến 1 lượng nhỏ không khí đi vào dạ dày. Từ đó kích thích cơ hoành co thắt mạnh và đột ngột gây nên những cơn nấc.
Tham khảo thêm mẹo dọn dẹp nhà cửa tại nhà cùng Luxvie
1.5 Một số căn bệnh nguy hiểm gây nấc cụt
Nấc cụt ngắn thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể và không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn nấc trong nhiều ngày và kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo 1 số vấn đề khác của cơ thể. Ví dụ như: trào ngược dạ dày thực quản, bệnh phổi, bệnh tim, bệnh thần kinh,...
2. Top 10 mẹo chữa nấc cụt đơn giản, hiệu quả ai cũng nên biết
Hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt sẽ giúp bạn lựa chọn được phương phap điều trị hiệu quả. Sau đây là 10 mẹo chữa nấc đơn giản đã được ông cha ta áp dụng thành công qua nhiều thế hệ.
2.1 Uống nước từng ngụm nhỏ
Đây có lẽ là mẹo chữa nấc đơn giản nhất mà ai cũng biết. Chữa nấc bằng cách uống nước không chỉ giảm sự khó chịu do nấc gây ra mà còn bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể. Khi uống nước từng ngụm nhỏ thì nhịp co thắt thực quản sẽ đều đặn và ngăn chặn các cơn co thắt cơ hoành đột ngột.
Để giảm nấc bằng mẹo này, bạn chỉ cần lấy 1 ly nước và uống khoảng 10 - 12 ngụm nhỏ. Sau khi uống nước xong bạn sẽ thấy hết nấc cụt ngay.
2.2 Ăn một thìa đường
Đường có vị ngọt là mẹo chữa nấc cụt đơn giản mà hiệu quả. Khi nuốt từ từ 1 thìa đường, vị ngọt từ đường sẽ giảm căng thẳng thần kinh đồng thời kích thích nhẹ thực quản. Lúc này, các dây thần kinh đang gây áp lực lên cơ hoành sẽ thiết lập lại và cơn co thắt cơ hoành không còn nữa.
Đường là thực phẩm chữa nấc hiệu quả và ngọt ngào mà ai cũng thích. Tuy nhiên, không chữa nấc bằng cách này với những người bị tiểu đường hoặc đang ăn kiêng.
2.3 Mẹo chữa nấc cụt bằng cách nhắm mắt và day nhãn cầu
Nhiều người sẽ cảm thấy vô lý vì nhắm mắt và day nhãn cầu thì không liên quan gì đến cơn nấc để giảm tình trạng này. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh nhiều người hết nấc ngay tức thì chỉ với vài lần day nhãn cầu. Khi thực hiện động tác này, dây thần kinh phế vị được kích thích và tác động tới cơ hoành giảm những cơn co thắt đột ngột.
Để kích thích phế vị, bạn nhắm hờ 2 mắt và dùng 2 ngón tay trỏ day nhẹ nhãn cầu. Lặp lại động tác này 5 - 20 lần cho tới khi cơn nấc đã hết hoàn toàn.
2.4 Uống mật ong pha loãng
Mẹo chữa nấc đơn giản tiếp theo là uống mật ong pha loãng với nước. Mật ong cũng kích thích dây thần kinh phế vị giống như day nhãn cầu để giảm những cơn co thắt cơ hoành. Từ đó giảm nấc cụt nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, mật ong cũng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ và thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng.
2.5 Hít thở thật sâu để giảm nấc cụt
Có lẽ bạn đã đôi lần nghe tới vai trò của việc hít thở trong việc bảo vệ sức khoẻ tim mạch và phổi. Ít ai biết đến hít thở sâu và đều còn là mẹo chữa nấc đơn giản mà không cần chuẩn bị bất cứ thứ gì. Bạn hít thở thật sâu và cố gắng kéo dài mỗi hơi thở. Khi đó, cơ hoành căng ra và giảm tình trạng co thắt đột ngột. Chính vì thế mà cơn nấc do cơ hoành co thắt cũng không còn.
2.6 Mẹo chữa nấc cụt bằng lá bạc hà
Lá bạc hà tác động vào cơ hoành và làm dịu những cơn co thắt đồng thời giảm nấc do cơ hoành gây ra. Bạn có thể kết hợp lá bạc hà với nước chanh ấm để tăng hương vị thơm ngon khi uống. Bạn uống nước từng ngụm nhỏ để nhân đôi hiệu quả trị nấc cụt.
2.7 Bịt hai tai lại để giảm nấc
Bịt tai là mẹo chữa nấc đơn giản và nhanh chóng. Bịt 2 tai lại cũng kích thích dây thần kinh phế vị. Từ đó làm dịu cơ hoành và giảm những cơn co thắt để điều trị triệu chứng bị nấc. Khi nấc cụt bạn hãy áp dụng ngay cách này bằng cách dùng 2 ngón trỏ bịt kín lỗ tai khoảng 20 - 30 giây.Trong lúc này bạn nhắm mắt lại thư giãn để cơ hoành dịu lại nhanh hơn.
2.8 Thè lưỡi hết cỡ
Thè lưỡi hết cỡ cũng kích thích dây thần kinh phế vị và giảm cơn nấc do cơ hoành giảm co thắt. Bạn thực hiện động tác này khoảng 5 - 6 lần cho tới khi cơn nấc qua đi. Nếu đang ở nơi đông người và ngại thực hiện động tác này thì bạn có thể thử những cách khác trình bày ở trên.
2.9 Mẹo chữa nấc bằng túi giấy
Mẹo chữa nấc bằng túi giấy đã được nhiều người chứng minh là mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuyệt vời. Bạn dùng túi giấy và túm chặt 2 đầu rồi hít thở thật đều. Lúc này nồng độ CO2 trong túi tăng lên và cơ hoành phải hoạt động đều hơn để lấy oxy đưa vào phổi. Khi cơ hoành ổn định thì tình trạng nấc cụt cũng không còn nữa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện cách này trong thời gian ngắn để tránh hít vào phổi quá nhiều khí CO2 không tốt cho sức khoẻ.
2.10 Thay đổi thói quen để hết nấc cụt
Hầu như những trường hợp nấc cụt thông thường đều do thói quen sống không lành mạnh của con người. Để giảm thiểu nấc cụt thì cách tốt nhất là bạn nên thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn.
Thay đổi thói quen ăn uống: Bạn nên rèn luyện thói quen ăn chậm, nhai kỹ để tránh các cơn co thắt đột ngột cho cơ hoành. Từ đó giảm thiểu tình trạng nấc cụt sau khi ăn xong. Hơn thế nữa, thói quen ăn uống từ tốn và nhai kỹ còn rất tốt cho hệ tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Sử dụng ít rượu bia và nước uống có ga: Uống rượu bia, nước có ga nhiều không tốt cho cơ hoành và cũng không tốt cho sức khoẻ. Hãy sử dụng những thực phẩm này với tần suất vừa đủ.
Kết luận
Trên đây là những mẹo chữa nấc đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn giảm thiểu sự khó chịu do cơn nấc gây ra.
Ngoài ra để trị nấc hiệu quả thì chúng tôi cho rằng chế độ ăn uống lành mạnh, ít dầu mỡ kết hợp cùng với việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày đều đặn sẽ là liều thuốc vàng mà bạn nên áp dụng.
Đừng quên theo dõi LUXVIE để cập nhật những mẹo hay trong cuộc sống nhé!